Thời hạn sở hữu nhà chung cư là một vấn đề nóng trong những năm gần đây khi mà số lượng nhà chung cư tại các đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM bùng nổ.
Trong
Luật Nhà ở hiện hành không quy định thời hạn cụ thể sở hữu nhà chung cư, tuy
nhiên, trong Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) được Bộ Xây dựng soạn thảo đề xuất:
“Đối với trường hợp Nhà nước giao đất, cho thuê đất để xây dựng nhà chung cư để
bán, cho thuê mua, thì thời hạn sở hữu nhà chung cư là 70 năm”.
“Thời
hạn sở hữu nhà chung cư được ghi vào Giấy chứng nhận và khi hết thời hạn sở hữu
thì các chủ sở hữu nhà ở chung cư không còn quyền sở hữu nhà chung cư đó và phải
bàn giao lại quyền sử dụng đất xây dựng nhà chung cư cho Nhà nước để phá dỡ và
xây dựng lại các công trình khác theo quy hoạch được duyệt tại thời điểm bàn
giao lại quyền sử dụng đất cho Nhà nước. Chủ sở hữu nhà chung cư được hỗ trợ và
bố trí tái định cư theo quy định tại Điều 117 của Luật này”.
Sau
khi có thông tin này, rất nhiều người hiện đang sống trong các tòa nhà chung cư
đều tỏ ra hết sức ngạc nhiên và tỏ ý bất bình với quy định này. Tại buổi thảo
luận mới đây giữa Bộ Xây dựng và Ủy ban pháp luật của Quốc hội vào tháng
7/2014, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã quyết định bỏ quy định về sở hữu chung cư thời
hạn 70 năm mà thay vào đó là cho phép các bên mua bán nhà tự thỏa thuận.
Tuy
nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng cần phải có quy định thời hạn sử dụng cụ
thể cho nhà chung cư và đề nghị quy định ngay trong Luật thời hạn sử dụng cụ thể
của loại nhà ở này. Đồng thời, có cơ chế giải quyết sau khi phá dỡ nhà
chung cư khi hết thời hạn sử dụng để bảo đảm quyền lợi của các chủ sở hữu.
Sau
khi có những ý kiến khác nhau về vấn đề này, Ban soạn thảo đã tiếp thu và
có Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh
lý như sau: theo quy định của pháp luật về xây dựng thì mỗi loại nhà
chung cư có niên hạn sử dụng khác nhau, căn cứ vào cấp công trình của
nhà chung cư đó (ví dụ: nhà chung cư cấp 3 có niên hạn sử dụng từ 20
– 30 năm, nhà chung cư cấp 2 có niên hạn sử dụng từ 50-100 năm…).
Mặt
khác, không phải mọi trường hợp nhà chung cư khi hết niên hạn sử dụng
nêu trên là không được tiếp tục sử dụng mà sau niên hạn này thì cơ quan
chức năng sẽ phải tổ chức kiểm định lại chất lượng nhà chung cư đó
để quyết định thời hạn được sử dụng tiếp. Tùy thuộc vào chất lượng
của từng loại nhà chung cư mà việc quyết định thời hạn được sử dụng
tiếp sẽ dài, ngắn khác nhau.
Ngoài
ra, cũng có trường hợp thời hạn sử dụng nhà chung cư ngắn hơn niên hạn
sử dụng của nhà chung cư đó theo quy định của pháp luật xây dựng, bởi
vì do tác động của thiên tai (như bão, lũ, động đất…). Vì vậy, đề nghị
chỉ quy định có tính nguyên tắc cơ bản để xác định thời hạn sử dụng
nhà chung cư và giao Chính phủ tiếp tục quy định cụ thể.
Tuy
nhiên, để bảo đảm quyền lợi của các chủ sở hữu nhà chung cư, trên cơ sở ý kiến
của các ĐBQH, Ủy ban ban thường vụ Quốc hội đề nghị cho bổ sung quy định việc xử
lý đối với nhà chung cư bị hư hỏng, xuống cấp có nguy cơ sập đổ, không
còn bảo đảm an toàn cho người sử dụng tại khoản 3 Điều 99 dự thảo Luật.
( Nguồn : cafef )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.