Bộ Xây dựng vừa có Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).
Về
diện tích sử dụng chung trong nhà chung cư, có nhiều
ý kiến đề nghị cần
rà soát để quy định thống nhất
diện tích sử dụng thuộc
sở hữu chung trong nhà chung cư, nhất là diện
tích dùng làm nơi để xe.
Về
vấn đề này, Cơ quan chủ
trì soạn thảo kết luận,
tại khoản 3 Điều 70 Luật
nhà ở hiện hành đã quy định rõ nơi để
xe là thuộc diện tích sử dụng chung. Tuy nhiên, khi hướng dẫn
Luật nhà ở năm 2005 thì tại khoản 2 Điều
49 Nghị định 71/2010/NĐ-CP đã chia nơi để xe thành 2 loại
như dự thảo Luật.
Quy định này đã dẫn đến nhiều
trường hợp tranh chấp về nơi
để xe ô tô trong nhà
chung cư vì không rõ là
thuộc sở hữu chung hay sở
hữu riêng.
Vì vậy, Cơ
quan chủ trì soạn thảo đề
nghị chỉnh lý như sau: đối với
chỗ để xe ô tô thì người mua, thuê mua căn hộ chung cư
hoặc diện tích khác trong nhà chung cư
quyết định mua hoặc thuê; trường hợp
không mua hoặc không thuê thì chỗ để xe ô tô thuộc quyền quản lý của chủ đầu tư
và không được tính
vào giá bán, giá thuê mua chi phí đầu tư
xây dựng chỗ để xe này.
Việc bố trí chỗ để xe phải bảo đảm nguyên tắc ưu
tiên cho các chủ sở hữu nhà chung cư
trước.
Về
kinh phí bảo trì nhà
chung cư, nhiều đại biểu
cho rằng cần có quy định cụ thể
việc chuyển kinh phí 2% bảo trì nhà chung cư để Ban quản
trị tiếp nhận và quản
lý ngay sau khi được
thành lập, tránh các
tranh chấp phát sinh như hiện nay.
Tiếp
thu ý kiến ĐBQH, Cơ quan chủ trì soạn thảo
đã cho bổ sung, quy định rõ tại Điều
109 dự thảo Luật là sau khi Ban quản
trị được thành lập thì chủ đầu tư
phải có trách nhiệm chuyển giao ngay kinh phí bảo trì này cho Ban quản trị quản
lý. Trường hợp
có tranh chấp về kinh phí này thì Ban quản
trị có quyền yêu cầu Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà chung cư đó giải quyết;
trường hợp chủ đầu
tư không bàn giao kinh
phí bảo trì thì Ban quản trị nhà chung cư
có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh cưỡng chế buộc
chủ đầu tư phải
thực hiện bàn giao kinh phí này bao gồm cả lãi suất
tiền gửi cho Ban quản trị.
Về
phá dỡ nhà chung cư, nhiều ý kiến
đề nghị dự thảo
cần quy định rõ tỉ lệ
các chủ sở hữu căn hộ
trong nhà chung cư đồng ý phá dỡ nhà chung cư.
Cơ
quan chủ trì soạn thảo đã kết
luận, Điều 110 dự thảo
Luật quy định có 2 trường hợp phá dỡ
để cải tạo, xây dựng
lại nhà chung cư gồm nhà chung cư
bị hư hỏng, xuống cấp
có nguy cơ sập đổ, không còn
bảo đảm an toàn cho người sử dụng;
nhà chung cư không thuộc trường hợp
trên nhưng các chủ sở hữu
thống nhất phá dỡ để
xây dựng lại nhà chung cư mới.
Như
vậy, đối với trường
hợp thứ nhất thì không cần
phải quy định tỉ lệ
chủ sở hữu đồng
ý vì đây là các trường hợp bắt buộc
phải phá dỡ; riêng đối với trường
hợp thứ hai do phá dỡ theo nhu cầu của các chủ
sở hữu nên cần quy định phải
có sự đồng thuận tất
cả các chủ sở hữu
để tránh khiếu kiện, tranh chấp.
Vì vậy, Cơ quan chủ trì soạn thảo
đề nghị không bổ sung cụ thể
về tỷ lệ chấp
thuận và giữ như quy định
của dự thảo Luật.
( Nguồn : Infonet )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.