Cơ chế, chính sách cải tạo chung cư cũ trên địa bàn Thành phố Hà Nội sẽ được sửa đổi, bổ sung sau nhiều trì trệ, vướng mắc. Tuy nhiên, cơ chế mới sẽ như thế nào, ai sẽ được lợi nếu cơ chế mới được áp dụng?
Chính sách cũ không phù hợp
Quyết định 48/2008/QĐ-UBND
ngày 28/7/2008 về cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp
trên địa bàn thành phố Hà Nội được ban hành vào năm 2008 nhưng đã 6 năm trôi
qua, việc cải tạo, xây dựng chung cư cũ vẫn dậm chân tại chỗ.
Khu tập thể Nguyễn
Công Trứ - dự án thí điểm cải tạo chung cư cũ toàn khu của Thành phố, trong
thời gian qua các sở ngành của Thành phố và công ty cổ phần Đầu tư xây dựng nhà
số 7 đã cố gắng triển khai dự án cải tạo, xây dựng lại, khắc phục những hư hại,
xuống cấp. Mặc dù đã thực hiện việc khảo sát, lập quy hoạch xây dựng toàn khu,
đã di chuyển một số hộ dân và khởi công xây dựng công trình nhà N3 nhưng việc
triển khai vẫn bị vướng mắc, nhất là về cơ chế, chính sách, bố trí vốn triển
khai dự án, khả năng cân đối kinh phí...
Lý do được cho là quan
trọng nhất mà các chủ đầu tư nêu ra đó là nếu việc cải tạo chung cư cũ được
thực hiện theo đúng quy chế của Thành phố cũng như những quy định của Chính phủ
thì chủ đầu tư sẽ không có lãi, thậm chí lỗ vốn. Ngược lại, do không có cơ hội
quay về nơi cũ sinh sống, hệ số đền bù thấp nên người dân cũng không muốn dời
đi.
Trong khi đó, các quy
định của Nhà nước đưa ra lại quy định không cho phép xây các nhà chung cư mới
cao quá 9 tầng do lo ngại làm gia tăng mật độ dân cư, không thay đổi quy hoạch
kiến trúc…
Cùng với trở ngại
không cân đối được lợi ích 3 bên: Nhà nước - doanh nghiệp - người dân, nên các
khu chung cư cũ kĩ, nguy hiểm vẫn tiếp tục tồn tại mà không được cải tạo, xây mới.
![]() |
Do chưa giải quyết được cân bằng lợi ích Nhà nước - người dân - doanh nghiệp
nên việc cải tạo chung cư cũ ở Hà Nội hầu như không thực hiện được trong nhiều năm qua
|
Phải hy sinh quy hoạch nếu cơ chế mới được thực hiện
Mới đây, UBND Hà Nội
vừa đề nghị Bộ Xây dựng kiến nghị Chính phủ cho phép xây dựng khu vực chung cư
cũ cao từ 21-27 tầng để đảm bảo tái định cư tại chỗ nhằm giải quyết những vướng
mắc kể trên.
Ngày 26/9, Chủ tịch
UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo lại vừa chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì, phối
hợp với các Sở, ngành, UBND các quận liên quan tiến hành rà soát, đề xuất sửa
đổi, bổ sung cơ chế, chính sách cải tạo chung cư cũ trên địa bàn Thành phố,
thay thế cho Quyết định 48/2008/QĐ-UBND ngày 28/7/2008 của UBND Thành phố,
trình UBND Thành phố trong tháng 10/2014.
Nhưng những động thái
này của TP.Hà Nội đang gây nên mối lo ngại về việc làm tăng nguy cơ quá tải về
giao thông, trường học, bệnh viện… những vấn đề cốt yếu mà trong những năm gần
đây, Thành phố vẫn chưa tìm được lối ra.
![]() |
Những nguy cơ do việc tăng mật độ dân lên nội đô là điều không thể tránh khỏi nếu Hà Nội lại tiếp tục chọn giải pháp hy sinh quy hoạch để xã hội hóa việc cải tạo chung cư
|
Trong khi đó, cũng
không ít ý kiến cho rằng việc cải tạo chung cư cũ cần phải xóa bỏ cơ chế xã hội
hóa. Theo đó, cần phải coi việc tái thiết nhà chung cư cũ là trách nhiệm của
Nhà nước thay vì đẩy trách nhiệm quá lớn cho doanh nghiệp từ việc lập phương án
đền bù, xây dựng, đề án cải tạo chung cư...
Về vấn đề này, một
chuyên gia về quy hoạch Hà Nội "hiến kế", Nhà nước, cơ quan quản lý
hoàn toàn có cơ chế để doanh nghiệp có lãi, ví dụ như cơ chế đối ứng bù cho
doanh nghiệp một dự án khác để kinh doanh…
Nhưng cũng có ý kiến
cho rằng, trong khi Thành phố sẵn sàng bỏ ra rất nhiều tiền để xây tuyến đường
sắt trên cao, mở rộng đường, làm cầu vượt để giải quyết bài toán quá tải… thì
việc Hà Nội quyết tâm phải xã hội hóa việc cải tạo chung cư cũ, để rồi lại tiếp
tục "rót" tiền xây trường học, mở đường... là một điều quá
"ngược đời" và cần một sự lí giải rõ ràng.
Việc sửa đổi, bổ sung
cơ chế, theo chỉ đạo của Chủ tịch Thành phố Nguyễn Thế Thảo, sẽ được hoàn thiện
ngay trong tháng 10 này, dư luận đang chờ đợi nhưng đổi thay của cơ chế này đưa
lại...
(Nguồn : batdongsan )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.