“Phát triển nhà cho dân thì tốt nhưng nhà cho quan thì nên tính toán”, Đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) phát biểu trước Quốc hội sáng 24/10.
Hạn chế phát triển nhà công vụ
Phát biểu tại phiên thảo luận về
dự thảo Luật nhà ở (sửa đổi) trước Quốc hội, đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) băn
khoăn về quy định “phát triển nhà ở công vụ”. Ông nói rằng: “Có nên đặt vấn đề
phát triển nhà công vụ không?”.
“Cần phát triển nhà ở xã hội,
nhưng nên cân nhắc phát triển nhà ở công vụ. Phát triển nhà cho dân thì tốt
nhưng phát triển nhà cho quan thì nên tính toán”.
Ông cũng cho rằng, dự thảo Luật
nhà ở lần này mở rộng đối tượng nhà công vụ quá lớn. Do vậy, cần tính toán đối
tượng được sử dụng nhà công vụ. Lý do, nếu cứ cho phép các đối tượng hưởng nhà ở
công vụ như trong dự thảo luật, trong điều kiện ngân sách như hiện nay khó đáp ứng
được.
Đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải
Phòng) cũng cho rằng, cần thu hẹp đối tượng hưởng chính sách về nhà ở công vụ.
Bởi dự thảo luật lần này bổ sung nhiều chính sách ưu đãi phát triển nhà ở xã hội,
kể cả xây dựng nhà ở xã hội cho thuê.
“Nên thu hẹp đối tượng nhà ở công
vụ để tạo điều kiện cho họ tiếp cận thị trường nhà ở xã hội. Qua đó, tiết kiệm
nguồn ngân sách nhà nước trong điều kiện kinh tế xã hội đất nước còn nhiều khó
khăn”, ông Vinh bày tỏ.
Đại biểu Vinh đề xuất, chỉ nên
quy định đối tượng hưởng nhà ở công vụ là lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước
trong thời gian đảm nhiệm chức vụ. Các đối tượng khác chỉ hưởng chính sách nhà ở
công vụ khi được điều động, luân chuyển về công tác tại các xã vùng sâu, xa có
điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo.
Ngoài ra, dự thảo luật nên bổ
sung quy định về chính sách ưu tiên phát triển nhà ở công vụ ở vùng sâu, vùng
xa nhằm tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất thu hút cán bộ.
![]() |
Đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) |
Cho phép người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam
Tại buổi thảo luận, nhiều đại biểu
đồng ý quy định cho người nước ngoài được mua và sở hữu nhà tại Việt Nam. Các đại
biểu Trần Văn Minh (Quảng Ninh), Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) cùng cho rằng, cho phép
tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam là phù hợp với xu hướng hội
nhập quốc tế.
Theo đại biểu Đỗ Văn, quy định
cho phép người nước ngoài mua nhà cũng là biện pháp xuất khẩu nhà ở thương mại
tại chỗ thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển.
Tuy nhiên, đại biểu Huỳnh Văn Tiếp
(Cần Thơ) lại băn khoăn về quyền của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá
nhân nước ngoài. Theo dự thảo luật, tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được mua,
thuê mua và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư.
Nếu là nhà ở riêng lẻ bao gồm nhà
ở biệt thự, nhà ở liền kề thì trên một khu vực có số dân tương đương một
đơn vị hành chính cấp phường, được mua, thuê mua và sở hữu không quá 250 căn
nhà.
Ông Tiếp đề nghị Quốc hội cân nhắc,
không vì bất động sản hiện nay đóng băng mà quá mở rộng để người nước ngoài mua
với số lượng rất lớn. Đại biểu đề nghị ban soạn thảo cho biết và giải thích có
bao nhiêu nước cho mua nhiều như ở Việt Nam?
“Điều này cần làm rõ trước khi Quốc
hội thông qua luật, bởi có thể quy định này gây khó khăn về quản lý và an ninh
quốc phòng sau này”, ông Tiếp bày tỏ.
Theo dự thảo Luật: Nhà ở công vụ
là nhà ở được dùng để cho các đối tượng thuộc diện được ở nhà công vụ
theo quy định của Luật này thuê trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác.
1. Đối tượng được thuê nhà ở công
vụ bao gồm:
a) Cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà
nước thuộc diện ở nhà công vụ trong thời gian đảm nhận chức vụ;
b) Cán bộ, công chức thuộc các cơ
quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội được điều động, luân chuyển
theo yêu cầu công tác;
c) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp
thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động, luân chuyển theo yêu cầu quốc
phòng, an ninh, trừ đối tượng mà pháp luật quy định phải ở trong doanh
trại của lực lượng vũ trang;
d) Giáo viên công tác tại các xã
vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn,
khu vực biên giới, hải đảo;
đ) Bác sĩ, nhân viên y tế công
tác tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc
biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo hoặc được cử luân phiên có thời hạn
xuống công tác tại các bệnh viện, các trung tâm y tế tuyến dưới theo quy định của
pháp luật.
( Theo : 24h )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.